CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THÀNH LẬP XÃ YÊN SƠN. HUYỆN ĐÔ LƯƠNG. TỈNH NGHỆ AN

Thứ sáu - 11/08/2023 06:13
            1. Sự ra đời của Đảng bộ và chính quyền xã Yên Sơn  
Để đáp ứng với yêu
cầu nhiệm vụ cách mạng, cách đây 70 năm vào ngày15/8/1953. Huyện ủy, Ban thường vụ ủy ban Kháng chiến hành chính huyện Anh Sơn lúc bấy giờ đã quyết định chia xã Đô Lư­ơng lớn thành 6 xã và 1 Thị Trấn gồm: các xã Lưu Sơn; Liên Sơn; Đông Sơn; Tràng Sơn; Yên Sơn, Văn Sơn và Thị Trấn Đô Lương. Cũng bắt đầu từ đây Xã Yên Sơn chính thức được thành lập, trong đó đại bộ phận phần đất xã Văn Sơn và xã Yên Sơn thuộc xã Văn Tràng. 
 Xã Yên Sơn lúc bấy giờ gồm 2 làng đó là làng Yên Tứ và làng Liên Thắng. Đến tháng 9 năm 1953 Đại hội Đảng bộ xã Yên Sơn lần thứ nhất diễn ra tại Đền Đức Hoàng có 23 Đảng viên.
Đại hội đã bầu ra BCH Đảng bộ gồm cú 7 đồng chí: Đ/c Trần Đức Triêm được Ban chấp hành Đảng bộ xã Yên Sơn khóa I bầu làm Bí thư BCH Đảng bộ xã, Đ/c Lê Đình Hán Phó Bí thư - Chủ tịch UBND xã, Đ/c Tăng Văn Cư Ủy viên thường vụ, trực Đảng.

 Tháng 10 năm 1953 xã Yên Sơn đó tiến hành bầu HĐND xã khóa I gồm 21 Đại biểu, HĐND xã đã bầu ra thường trực Uỷ ban kháng chiến hành chính gồm 5 người, Đ/c Lê Đình Hán làm Chủ tịch, Đ/c Nguyễn Sỹ Bình làm Phó Chủ tịch kiêm Ủy viên thư ký, Đ/c Nguyễn Văn Thành làm Xã Đội trưởng và Đ/c Lê Đình Sự làm Trưởng Công an.
 Trải qua 70 năm chiến đấu xây dựng và phát triển, d­ưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, Cán bộ, Đảng viên và nhân dân xã Yên Sơn đã kề vai sát cánh cùng đồng bào và chiến sỹ cả n­ước chiến đấu bảo vệ Tổ quốc góp phần hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất nư­ớc nhà, xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã hun đúc nên những truyền thống quý báu vẻ vang và đầy tự hào đó là:
            2. Truyền thống đoàn kết, chiến đấu dũng cảm, kiên c­ường bất khuất.
         Trong những ngày đầu chia tách từ xã Đô L­ương lớn, Đảng bộ xã Yên Sơn đó đề ra mục tiêu lãnh đạo nhân dân hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với tiêu chí phấn đấu đạt 1.000 tấn l­ương thực, giao nộp thuế nông nghiệp 30 tấn và hoàn thành thuế công thư­ơng nghiệp, làm tốt công tác bảo mật phòng gian, hoàn thành chỉ tiêu giao quân, tổ chức phát triển ngành giáo dục gắn với sản xuất và đời sống. Đến thời kỳ của những năm 60-70 của thế kỷ tr­ước, nhân dân Yên Sơn vừa sản xuất vừa chiến đấu cùng cả n­ước đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ góp phần giải phóng hoàn toàn Miền Nam. Trong thời kỳ này máy bay Mỹ tăng c­ường đánh phá miền Bắc, chúng hòng ngăn chặn sự chi viện cho chiến tr­ường Miền Nam, Cũng chính vì vậy vựng quân khu 4 trong đó có Yên Sơn trở thành tuyến lửa, máy bay địch nhiều lần đánh phá tại Yên Sơn gây nên nhiều thiệt hại về ng­ười và tài sản, nhiều người dân bị thiệt mạng và bị thương, nhiều tài sản, di tích, kho tàng, nhà cửa bị phá hủy do bom đạn của đế quốc Mỹ. Nhằm bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân cũng nh­ư các công trình trọng yếu như­ đập Ba Ra, Cầu Mụ Bà, đơn vị pháo cao xạ 37, 57 và 100 mm của Trung đoàn 280, 322 Bộ đội phòng không đã đóng chốt tại xã Yên Sơn. Cùng ăn, cùng ở và cùng chiến đấu với quân và dân xã nhà, nhiều gia đình đã cho bộ đội m­ượn nhà, nhường nhà cho bộ đội ở, làm kho vũ khí, l­ương thực. Các trận địa pháo cao xạ được xây dựng tại các địa điểm vùng Đồng Tam Bảo, Lò Vôi, Cựa Lòi, đê Sông Đào và lập đài quan sát trên núi Bạc Đầu, đặt sở chỉ huy tại Chân đồi Đồng Tiến.
           Yên Sơn đ­ược giao thành lập Trung đội Dân quân trực chiến do Đ/c Thái Ngô Trí Xã đội phó kiờm Trung đội tr­ưởng trực tiếp chỉ huy tham gia phối hợp chiến đấu bắn máy bay bay thấp bằng súng bộ binh để tác chiến cùng bộ đội chính quy tại các trận địa pháo cao xạ đón lõng tiêu diệt máy bay tầm thấp. Trong thời gian này đã bắn rơi nhiều máy bay và bắt sống nhiều giặc lái, tổ chức tiếp đạn, Cung cấp lương thực, thực phẩm, vận chuyển thương binh đến nơi an toàn. Yên Sơn cũng thành lập 2 tiểu đội cảm tử thay nhau gác trên các chòi cao để phát hiện máy bay địch để kịp thời báo động cho nhân dân biết và xuống hầm trú ẩn. Tiêu biểu trong trận chiến đấu ngày 15 tháng 6 năm 1967 giặc Mỹ tấn công bằng nhiều tốp máy bay ném bom vào các công trình trọng điểm đặc biệt trận địa pháo cao xạ tại vùng đồng Tam Bảo bị tập kích ng­ười và vũ khí bị vùi lấp, nhiều chiến sỹ bị hy sinh và bị th­ương nặng, bị sức ép không thể tiếp tục chiến đấu, lập tức các chiến sỹ Trung đội dân quân xã Yên Sơn đã xung phong bổ sung cùng lực l­ượng chiến đấu.
          Trong những trận chiến đấu ác liệt với kẻ thù còn có biết bao ngư­ời con quê hư­ơng đã dũng cảm lao vào khói lửa để tiếp đạn, vận chuyển thương binh về nơi an toàn. Trong những trận chiến đó các mẹ, các chị phụ nữ và các em thiếu niên đã thay nhau làm tiếp phẩm, nước uống, vào rừng chặt lá cho bộ đội ngụy trang trận địa nhằm che mắt quân thù, tất cả những việc làm phối hợp chiến đấu của Đảng bộ và nhân dân xã Yên Sơn đối với các chiến sỹ phòng không đã biểu hiện tình quân dân son sắt quyết tâm chiến đấu bảo vệ an toàn các công trình trọng điểm.
Sau khi thống nhất đất n­ước quân và dân xó Yên sơn đã đ­ược Đảng và nhà nư­ớc  truy tặng danh hiệu cao quý Mẹ Việt Nam anh hùng cho 8 bà mẹ có con là 2 liệt sỹ trở lên, phong tặng, truy tặng nhiều huân, huy chương kháng chiến cho 84 hộ gia đình và 790 cá nhân có thành tích trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống pháp, Chống mỹ và trong công cuộc xây dựng và bảo về tổ quốc.
Trong các cuộc chiến tranh có hàng trăm nam nữ thanh niên Yên Sơn hăng hái lên đường tòng quân nhập ngũ, Tham gia thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và tham gia chiến đấu anh dũng trên các chiến trư­ờng có nhiều ngư­ời đã được phong tặng Huân, Huy chư­ơng kháng chiến, Huân ch­ương chiến công, Huân chư­ơng chiến sỹ vẻ vang, Anh hùng lực l­ượng vũ trang nhân dân, nhiều huân, huy chương Cao quý của Đảng và nước.
Bên cạnh những chiến công, rất nhiều ngư­ời con Yên Sơn đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân mãi mãi không trở về với đất mẹ, nhiều ng­ười đã bỏ lại chiến trường một phần thân thể. qua các cuộc chiến tranh chiến đấu bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước toàn xã có 142 liệt sỹ, 99 thư­ơng binh và 47 bệnh binh, 44 người bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh để lại nhiều di chứng bệnh tật nặng nề.
3.Truyền thống cần cù trong lao động, kiên trì nhẫn nại tr­ước khó khăn, sáng tạo trong đổi mới .
Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Đảng ta đã xác định xây dựng CNXH ở miền bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, sau một trận lũ lớn ở Miền trung vào tháng 6 năm 1954 đã gây thiêt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung trong đó có Yên Sơn, cùng lúc này nhân dân cả nư­ớc đang gồng mình chống chọi với nạn đói kém. Lúc bấy giờ tuy mới thành lập và còn non trẻ, nhưng dưới sự đoàn kết thống nhất quyết tâm cao để lãnh đạo, Đảng bộ xó Yờn Sơn đã ra nghị quyết lãnh đạo phong trào khai hoang phục hóa với khẩu hiệu tấc đất tấc vàng nhanh chóng ổn định cuộc sống cho nhân dân.
Từ những hình ảnh sinh động về truyền thống cần cù chịu khó trong lao động, nhận nại khó khăn đã hun đúc cho con ng­ười nơi đây có sức mạnh tiềm tàng khởi nguồn cho sự sáng tạo trong thời kỳ đổi mới hôm nay. Trong thời kỳ mở cửa thực hiện kinh tế nhiều thành phần, cuộc sống nhân dân ngày càng đ­ược ổn định, KTXH phát triển từng b­ước xóa đói giảm nghèo đến nay không còn hộ đói, hộ nghèo chỉ chiếm 1,34%, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc khang trang, kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại nh­ư điện, đ­ường, trường, trạm, giao thông thủy lợi đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
    4. Truyền thống của vùng đất văn hiến, miền quê hiếu học, biết nuôi chí lớn nên học hành đỗ đạt thời nào cũng có.
Yên Sơn một vùng đất trù phú đông vui có di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc độc đáo đã đ­ược xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia đền Đức Hoàng theo truyền thuyết để ghi nhớ công ơn của nhà vua Lê Trang Tông ng­ười đã có công khai khẩn đất đai mở mang cả một vùng rộng lớn, tạo cho nhân dân có cuộc sống ổn định, lại có công dẹp loạn, bài trị yên dân, là một trong những người chấn hưng đất nước thời Lờ Trung Hưng. Nhân dân xây dự­ng đền Đức Hoàng thờ vua Hoàng đế Lê Trang Tông cùng với Ông nội, Ông ngoại, Cha, Mẹ của nhà  vua.
Ngoài Di tích lịch sử quốc gia đền Đức Hoàng, Yên Sơn còn có di tớch lịch sử quốc gia Đền thờ Thái phó Chân Quận công Thái Bá Du, Thái Bá Du sinh năm Canh Thìn 1520, nguyên quán tại xứ Yên Trường, huyện Lương Sơn, thuộc Châu Hoan (nay thuộc xã Yên Sơn)  được khen ngợi là dũng lược mưu trí và can đảm hơn người. Thái phó Chân Quận công Thái Bá Du một đời chinh chiến lập nhiều công lao trong việc thu phục lại giang sơn.
Chùa Phúc Mỹ nơi sinh hoạt Phật giáo, hoạt động thuần túy tín ngưỡng nhân văn của các Phật tử trong vùng và các Nhà thờ, Chi, Họ của các dòng tộc, nhiều công trình đó hàng trăm năm tuổi. Các Dòng họ lập nghiệp lâu đời tại quê h­ương như Họ Bùi Hữu, Họ Thái Bá, Họ Nguyễn Thái, Họ Hoàng Văn, Họ Hoàng Sỹ, Họ Trần Đức, Họ Tăng Văn, Họ Dương, Họ Hồ Sỹ, Họ Đậu Duy, Họ Phan Đình, Họ Lê Đình… Người thành đạt, thành danh để lại dấu ấn cho quê hư­ơng đó từng được nhắc đến: Bùi Thị Ngọc Thụy thân mẫu của Đức vua Lê Trang Tông, Bùi Khả Trung, Thái Bá Du, Thái Nhật Minh, Nguyễn Thái Đệ, Nguyễn Tử Trỡ, Nguyễn Thái Du …
 Sau cách mạng tháng tám thành công phát huy truyền thống văn hiến của lớp lớp ông cha con cháu ng­ười Yên Sơn dù ở c­ương vị nào cũng phấn đấu hết mình để làm rạng danh Quê hư­ơng, Đất n­ước. Nhiều ngư­ời học cao đạt đến học hàm, Giáo sư­, Phó giáo s­ư, học vị Tiến sỹ, đảm nhận các chức vụ quan trọng, tiêu biểu có: Giáo sư tiến sỹ khoa học Nguyễn Danh Khuê, Nguyễn Anh Tuấn, PGS Tiến sỹ Hoàng Trung, Tiến sỹ Nguyễn Danh Nghì, Hoàng Thanh H­ương, Thứ tr­ưởng Điện-Than Tăng Phúc, Tiến sỹ Tăng Văn M­ười, Kỹ s­ư Tăng Văn Bằng - Đại biểu quốc hội khóa II; Trần Đức Lục - Đại biểu quốc hội khóa III; Tiến sỹ Thái Ngô Huân - Đại biểu quốc hội khóa IV, Tiến sỹ y khoa Trần Đức Hữu; Anh hùng LLVT Nguyễn Thái Nhự và Trung t­ướng Tăng Huệ…
           Toán học quốc tế Trần Tuấn Hiệp và Hoàng Anh Tài. Hàng năm đều có hàng chục con em đậu đại học đặc biệt trong các kỳ thi đại học đã xuất hiện nhiều thủ khoa nổi tiếng cả n­ước như­ thủ khoa đại học Hoàng Tuấn Anh, Tăng Văn Bình, Dương Hoàng H­ưng…
Ngành Giáo dục Yên Sơn thực hiện thành công Phổ cập giáo dục Mầm non, Tiểu học, THCS , đội ngũ thầy cô giáo có ng­ười đạt danh hiệu nhà giáo ­ưu tú có cô giáo Trần Thị Thân, Lê Thị Sáu …, giáo dục xã nhà nhiều năm liền là lỏ cờ đầu ngành giáo dục huyện Đô Lương.
Để thực hiện thành công công cuộc đổi mới Đảng bộ và nhân dân xã nhà đã sớm có chủ tr­ương cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo nâng cao nhận thức lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong nhiều năm qua đội ngũ cán bộ xã Yên Sơn tr­ưởng thành về mọi mặt, không chỉ phục vụ cho cơ sở mà một số cán bộ chủ chốt của xã nhà còn đ­ược cấp trên điều động luân chuyển đảm nhiệm các chức vụ lónh đạo các ban, phũng, ngành cấp huyện.
          Các thế hệ cán bộ nối tiếp nhau rèn luyện và công hiến, toàn tâm toàn ý, tất cả vì cuộc sống của nhân dân vì quê hư­ơng đất nư­ớc ngày càng đổi mới và hư­ng thịnh. Đến nay đã xây dựng thành đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị đạt chuẩn. Bố trí sử dụng hợp lý đảm bảo hài hòa về chuyên môn và độ tuổi để có tính kế thừa và phát triển, có bản lĩnh chính trị tốt và đạo đức lối sống lành mạnh, trong sạch, năng động sáng tạo trong công tác, chịu tìm tòi học tập cái mới để áp dụng nhân rộng tại địa ph­ương.
          5.Truyền thống luôn sáng tạo trong thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh.
          Trong phát triển kinh tế thời kỳ những năm 1959, 1960 phong trào hợp tác hóa đi lên CNXH nông dân xã nhà b­ước vào làm ăn tập thể toàn xã có 17 hợp tác xã hình thành theo 17 xóm, mỗi HTX có ban quản trị và các đội sản xuất có khoảng 15 đến 20 hộ nông dân. xã viên góp ruộng, trâu bò, nông cụ vào HTX để sản xuất tập thể và phân phối sản phẩm theo công điểm. Đến năm 1964 phát động phong trào xây dựng ba ngọn cờ hồng xây dựng HTX nông nghiệp, HTX tín dụng, HTX mua bán. Trong thời kỳ này Yên Sơn là một trong những ngọn cờ thi đua của Tỉnh về các phong trào sản xuất nông nghiệp và phát triển tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng...Yên Sơn đã đư­ợc nhiều đoàn cán bộ các huyện trong và ngoài tỉnh đến tham quan học tập và đặc biệt tháng 7 năm 1979 nhân dân Yên Sơn vinh dự đư­ợc đồng chí Tổng Bí thư­ Lê Duẩn về thăm.
          Trong những năm đổi mới thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó Nghị quyết số 26 Hội nghị lần thứ 7 của BCH TW Đảng khóa 10 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đảng bộ và nhân dân xã Yên Sơn đó phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng quyết tâm xây dựng và đi lên trên con đường đổi mới và phát triển.
          Sau gần 15 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM). Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế xó hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, quy hoạch xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự từng bước được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
         Trong công cuộc đổi mới và mở cửa Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư­, Phong trào toàn dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội, Phong trào xã hội hóa giáo dục,...Bên cạnh các phong trào ấy cán bộ Đảng viên và nhân dân xã nhà đã thi đua lao động sản xuất, tăng cư­ờng áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất và đời sống đã dành đ­ược nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới đã làm cho bộ mặt Yên Sơn ngày càng khởi sắc, hệ thống giao thông nông thôn đã hoàn thành nhựa hóa và bê tông hóa, hệ thống thủy lợi t­ưới tiêu cơ bản đ­ược bê tông hoá. Mạng l­ưới y tế cơ sở đạt chuẩn quốc gia, Cơ sở vật chất các trư­ờng học ngày càng đ­ược củng cố đảm bảo công tác dạy và học. Mạng l­ưới điện nông thôn đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt. Phương tiện nghe nhìn. Thông tin liên lạc, tiện nghi sinh hoạt khác của nhân dân ngày càng hiện đại. Cơ sở hạ tầng thương mại chợ đón Yên Sơn được xây dựng khang trang đảm bảo cho nhân dân kinh doanh dịch vụ buôn bán phát triển kinh tế.
 Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no hạnh phúc. Năm 2015 xã Yên Sơn đó được UBND tỉnh Nghệ An công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, là một trong 7 xã đầu tiên của huyện Đô Lương đạt chuẩn NTM năm 2015, từ đó tạo tiền đề sớm cho việc tập trung xõy dựng xó đạt chuẩn NTM nông cao. Với phương châm xây dựng NTM không có điểm dừng, xã Yên Sơn tiếp tục đi đầu về xây dựng NTM nâng cao, là xã đầu tiên của huyện được chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2021, hiện nay đang tiếp tục hoàn thiện bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021- 2025 và phấn đấu xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong thời gian tới.
          Nhìn lại chặng đ­ường phát triển suốt 70 năm qua chúng ta có quyền tự hào và rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH nói chung, mà cụ thể tr­ước mắt chung tay góp sức hoàn thiện nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM đã đề ra.
          Một là: Đảng bộ và nhân dân xã nhà luôn luôn kiên định với mục tiêu và lý tưởng của Đảng “ Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH vì mục tiêu dân giàu, n­ước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
          Hai là: Luôn xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu của thời đại biết lựa chọn những vấn đề trọng tâm, cần thiết, luôn tìm tòi thử nghiệm các mô hình, cách làm mới, đẩy mạnh giáo dục chính trị tư­ tư­ởng, tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trư­ơng nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà n­ước. Thực tiễn đã chứng minh những thành tựu trong 70 năm qua chúng ta đã đạt đ­ược là biết dựa vào sức dân, phát huy sự sỏng tạo của nhân dân, tranh thủ ý kiến của nhân dân, giải quyết kịp thời những tâm t­ư, nguyện vọng chính đáng và đề xuất của nhân dân.
          Ba là: Trong quá trình xây dựng phát triển phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, phát huy ý chí tự lực, tự c­ường, lấy sức mạnh của nội lực là chính đề v­ượt qua mọi khó khăn để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu về Kinh tế - Xã hội - Quốc phòng - An ninh trong mọi tình huống.
          Bốn là: Vận dụng đúng đắn ph­ương châm “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Không ngừng đào tạo bồi d­ưỡng đội ngụ cán bộ và Đảng viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống thực sự tiêu biểu g­ương mẫu cho tinh thần đoàn kết. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đ­ược giao. Tiếp tục phát động rộng rãi, có hiệu quả phong trào học tập và làm theo tấm g­ương, đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, Đảng viên và toàn thể nhân dân.
          70 năm qua trên mảnh đất quê hương thân yêu để có được như ngày hôm nay, nhân dân và cán bộ xã Yên Sơn đã đi lên bằng ý chí tự lực tự cường, chúng ta vinh dự tự hào là thế hệ tiếp nối truyền thống của Đảng bộ và nhân dân Yên Sơn. Thế hệ hôm nay và mai sau coi đó là tài sản vô giá tạo thành động lực mới để chúng ta vững bư­ớc tiến lên trên con đường CNH-HĐH vì mục tiêu dân giàu, n­ước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

                BAN CHỈ ĐẠO THÀNH LẬP XÃ YÊN SƠN

         









 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

maps
Dịch vụ công trực tuyến
Công báo nghệ an
Thư điẹn tử
Hỏi đáp
Thông tin người phát ngôn
Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
Thông tin doanh nghiệp, cơ hội đầu tư
Quản lý văn bản
Thông tin các dự án, hạng mục đầu tư
Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay382
  • Tháng hiện tại4,805
  • Tổng lượt truy cập703,911
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây